image banner
Lịch sử Long Thượng

Vài Nét Về Vùng Đất Long Thương Trước Khi Có Đảng

1. Điều kiện tự nhiên

Long Thượng hiện là một xã thuộc vùng thượng của huyện Cần Giuộc, phía Đông giáp xã Hưng Long (huyện Bình Chánh); phía Tây giáp xã Phước Lý, phía Nam giáp xã Phước Hậu và xã Mỹ Lộc, phía Bắc giáp xã Tân Quý Tây, có diện tích tự nhiên 754,44 ha, trong đó, diện tích trồng lúa chiếm khoảng 460 ha. Về địa lý hành chính, xã Long Thượng được chia làm 4 áp là: Long Thới, Long Thạnh, Long Hưng và Tân Điền. Tính đến năm 2010, Long Thượng có 9.999 nhân khẩu.

Về sông ngòi, Long Thượng có 1 con sông lớn là sông Cầu Tràm chảy dọc theo ranh giới phía nam, là địa giới tự nhiên giữa Long Thượng và hai xã Phước Hậu, Mỹ Lộc. Con sông này có 1 chỉ lưu là rạch Hóc Hươu Thượng ăn sâu vào nội địa của xã và một số kinh nội đồng khác chủ yếu để tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Về đường bộ, Long Thượng có hương lộ 13 (nay là đường tỉnh 8358) đi qua trung tâm xã, nối liền 2 con đường huyết mạch trong vùng tỉnh lộ 18 (nay là đường tỉnh 826) và đường tỉnh 835. Ở vị trí này. Long Thượng án ngữ con đường giao thông từ Gò Đen và Bình Chánh xuống Phước Hậu, Mỹ Lộc và huyện lỵ Cần Giuộc. Long Thượng cận kề với 2 thị từ quan trọng dọc quốc lộ 1 là Bình Chánh và Gò Đen, đồng thời giáp giới với một số xã thuộc huyện Bình Chánh nên có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Đây là địa bản ém quân, là bản đạp để tấn công vào các vị trí quan trọng của địch ở quốc lộ 1A đa tình lộ 18. Long Thượng cũng là tuyền hành lang quan trọng nối liền khu vực bắc lộ 1 với các xã thuộc huyện Cần Giuộc, Cản Đước và thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì thế, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cá ta và dịch đều muốn kiểm soát khu vực này. Khu vực ấp Tân Điền, xã Long Thượng (nơi giáp giới giữa 3 xã: Long Thượng, Hưng Long và Quy Đức) từng là căn cứ cách mạng của ta trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ngược lại, địch cũng dùng lực lượng mạnh 1 để đóng đồn, tăng cường cản long quét, bình định, đánh phá ác liệt để chiếm giữ bằng được địa bàn xã Long Thượng. Vì thế, chiến sự xảy ra nơi đây diễn ra hết sức ác liệt, nhất là trong chống Mỹ. Trong từng giai đoạn lịch sử, ta và địch có lúc mạnh yêu khác nhau, nhưng chưa lúc nào quân và dân Long Thượng khuất phục trước kẻ thủ. Để đi đến thắng lợi hoàn toàn, Đảng bộ, quân và nhân dân Long Thượng đã vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, nếm trái nhiều gian khô, hy sinh. Điều kiện lịch sử này đã hun đúc cho nhân dân Long Thượng truyền thống kiên cường, bất khuất trước kẻ thù. Đây chính là đặc trưng cơ bản, góp phần hình thành và phát triển truyền thống cách mạng của đất và người Long Thượng.

II. Lịch sử địa danh và sự thay đổi về địa lý hành chính

Trên địa bàn xã Long Thượng ngày nay, vào đầu thế kỷ XIX đã có 2 đơn vị hành chính cơ sở được ghi nhận trong các thư tịch cổ là: Long Đình thôn và Tân Điền thôn. Sự sáp nhập của 2 thôn này chính là cơ sở hình thành nên xã Long Thượng. Vì thế để hiểu một cách khái quát về vùng đất Long Thượng ngày xưa, ta cần ngược dòng lịch sử, nghiên cứu quá trình thành lập, phát triển của 2 thôn này về mặt địa lý hành chính.

Năm Gia Long thứ bảy (1808), Long Đình thôn và Tân Điền thôn chính thức ghi trên bản đồ thuộc huyện Phước Lộc, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Năm 1832, phủ Tân An được thánh lập gồm 2 huyện Phước Lộc và Thuận An trực thuộc tỉnh Gia Định. Lúc bấy giờ hai thôn Long Đình và Tân Điền thuộc về địa phận của tổng Phước Điền Trung, huyện Phước Lộc, phủ Tân An.

Trong địa bạ triều Nguyễn, thành lập vào năm 1836 có ghi rõ địa giới, diện tích ruộng đất của Long Đình thôn và Tân Điền thôn.

Từ lúc này cho đến khi thực dân Pháp xâm chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, 2 thôn nói trên vẫn giữ nguyên địa giới cũ.

Năm 1871, khu vực phía tây thôn Long Đình và thôn Tân Điền (giáp giới với ấp Vĩnh Phước, xã Phước Lý ngày nay) được tách ra để thành lập một thôn mới, lấy tên là thôn Long Thới.

Năm 1892, thực dân Pháp cho sáp nhập một số đơn vị hành chánh cấp cơ sở ở Cần Giuộc, trong đó thôn Tân Điển, thôn Long Thới được nhập vào thôn Long Đình. Do người Pháp phát âm không bỏ dầu nên họ ngại nhầm lẫn giữa thôn Long Đình và thôn Long Định (thuộc huyện Cần Đước ngày nay). Vì thế họ đổi tên thôn Long Định thành làng Long Thượng. Địa danh Long Thượng chính thức xuất hiện vào thời gian này.

Cuối năm 1899, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 23 tỉnh. Lúc bấy giờ, Long Thượng là 1 trong 6 làng thuộc tổng Phước Điền Thượng, khu Tham biện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn.

Tháng 10 năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập tỉnh Long An (gồm tỉnh Tân An và Chợ Lớn thời Pháp nhập lại). Lúc bấy giờ, Long Thương là một xã thuộc quận Cần Giuộc, lỉnh Long An. Về phía cách mạng, năm 1947, xã Phước Lý cùng với 3 xã: Long Thượng, Tân Quý, Hưng Long được cất về huyện Trung Huyện. Sau Hiệp định Geneve, Long Thượng được trả về huyện Cần Giuộc. Từ sau ngày đất nước thống nhất, Long Thượng trở thành 1 trong số 17 xã, thị trấn thuộc huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

III. Truyền thống đấu tranh của nhân dân Long Thượng trước khi có Đảng

Ngày 17/2/1859, trước sức tấn công mạnh mẽ của liên quân Pháp và Tây Ban Nha, thánh Gia Định đã thất thủ. Sự kiện này đã mở đầu một thời kỳ mới trong lịch sử của đất và người Long Thượng. Trước hiểm họa ngoại xâm, nhân dân nơi đây đã phải tạm dừng công cuộc khai cơ mở đất dễ cầm súng chiến đầu bảo vệ ngọn rau tấc đất mà cha ông đã dày công khai phá.

Sau khi thành Gia Định thất thủ, theo lời kêu gọi của triều định, nhiều nhân sĩ, hào mục Nam Kỳ như Trương Định, Phạm Tuần Phát, Dương Bình Tâm, Bùi Quang Diệu, Lê Huy, Trần Thiện Chính... đã đứng ra chiêu mộ hương dũng, thành lập các đội nghĩa quân lên đánh giặc ở vùng Thị Nghè, Chợ Rẫy, Thuận Kiều, Chợ Lớn. Ở vào vị trí giáp ranh với Sài Gòn - Chợ Lớn nên một số thanh niên ở thôn Long Đinh và Tân Điển (xã Long Thượng ngày nay) đã tham gia vào đội ngũ nghĩa quân này. Từ 1859 đến cuối năm 1860, quân ta bao vây quân Pháp ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn. Vì quân ít nên Pháp không đủ sức chọc thủng vòng vây để đánh chiếm các tỉnh xung quanh Sài Gòn. Tháng 2/1861, với lực lượng viện binh từ Trung Quốc kéo sang, quân Pháp đánh chiếm đại đồn Chí Hòa và xua quân đánh chiếm Cần Giuộc, Gò Đen, Rạch Kiến vào tháng 3/1861. Sau gần hai thế kỷ đổ mồ hôi nước mắt để xây dựng quê hương mới, lần đầu tiên, nhân dân Cần Giuộc nói chung và Long Thượng nói riêng phải đối mặt với một kẻ thù xâm lược hùng mạnh đến từ một phương trời xa lạ. Để bảo vệ cơ nghiệp mà cha ông đã dày công kiến tạo, nhân dân Long Thượng đã cầm vũ khí lên chống lại kẻ thủ. Tuy không được sự yểm trợ của quân triều đình, nhưng các đạo quân ứng nghĩa và các toàn dân bình của ta đã bám chặt các xóm thôn, bất ngờ tập kích giặc, ngăn cản bước tiến của chúng. Lúc bấy giờ, người lãnh đạo phong trào vũ trang kháng chiến ở tỉnh Gia Định là Bình Tây đại nguyên soái Trương Định. Lúc bấy giờ, trên địa bàn xã Long Thượng ngày nay có ông Nguyễn Hữu Tình đã chiêu mộ nghĩa bình, dựng cờ kháng chiến chống lại kẻ thủ. Ông được Trương Định phong chức Tổng lãnh bình hoạt động ở vùng thượng Cần Giuộc ngày nay. Ông đã chỉ huy nghĩa quân tham gia nhiều trận đánh Pháp, trong đó có trận tập kích đồn Tây Dương tại chợ Trường Bình vào đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (16/12/1861).

Trước sự phát triển rầm rộ của phong trào vũ trang khẳng chiến, thực dân Pháp đã tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa. Từ 1864-1866, các thủ lĩnh nghĩa quân như Trương Định, Võ Duy Dương. Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Văn Tiên... lần lượt hy sinh hoặc phải chuyển vùng hoạt động xuống miền Tây Nam Kỳ. Riêng với Tông lãnh bình Nguyễn Hữu Tình, tuy tình thần bất khuất và lòng dũng cảm có thừa nhưng trước thế mạnh về quân sự của kẻ thù, ông và một số nghĩa quân bị giặc Pháp bắt đem về xử chém tại chợ Long Đình - trước ngôi Miều bà Ngũ Hành. Cảm phục trước tấm gương hy sinh vì nước của Tổng lãnh binh Nguyễn Hữu Tình, nhân dân đã ngấm ngầm đem bài vị của ông vào thờ trong Miếu bà Ngũ hành. Hiện tại, bài vị của ông vẫn còn trong miều. Sau khi ông mất, phong trào vũ trang không chiến chống Pháp Long Thương lắm vào thoải trảo.

Dẹp xong các cuộc khởi nghĩa vũ trang, thực dân Pháp áp đặt bộ máy chính quyền, đẩy mạnh công cuộc khai thác kinh tế và thâng tay và vết bóc lột nhân dân. Dưới ách thống trị hà khắc của chúng, cũng như mọi nơi ở thuộc địa Nam Kỳ, đời sống kinh tế xã hỏi ở Long Thượng phát sinh nhiều mâu thuẩn mới. Tăng lớp địa chủ phủ năng cũng bị phân hóa sâu sắc. Những ai có liên hệ với phong trào vũ trang kháng chiến trước đây bị bắt bở, tử đây, tịch thu gia sản và trở thành nghèo khổ. Một số địa chủ hợp tác với tân trào hòng giữ vững quyền lợi kinh tế của mình. Một số tên tay sai được thực dân Pháp dung túng, nâng đỡ đã cướp đoạt tài sản nông dân và trở thành lớp địa chủ, cường hào mới. Ο làng Long Thượng, thực dân Pháp lập ra ban hội tề gồm 12 hương chức, gồm toàn là những địa chủ hoặc những người hàng sản (có tiền của). Những nông dân bị cướp ruộng đất, trở nên trắng tay, phải làm tá điền cho địa chủ hoặc trôi dạt ra chốn đô thành để làm thuê làm mướn. Thuế khóa của chính quyền thuộc địa càng lúc càng nặng nề làm cho đời sống nhân dân vô cùng lầm than, cơ cực.

Cho dù không có điều kiện để cầm vũ khí đứng lên chống lại sự cai trị hà khắc của chế độ thực dân, nhưng trong thâm tâm nhân dân Long Thượng luôn tồn tại ý thức phản kháng thực dân Pháp và tay sai. Ý thức phản kháng ấy đã được cụ thể hóa bằng hành động bằng việc ủng hộ và tham gia một số phong trào đâu tranh chống Pháp ở Cần Giuộc nói chung và Long Thượng nói riêng, mà điển hình là phong trào hội kín Nguyễn An Ninh vào thập niên 20 của thế kỷ XX.

Sau Thế chiến thứ 1 (1914-1918), thực dân Pháp ra sức bốc lột thuộc địa để bù đắp vào những tổn thất chiến tranh trong chương trình khai thác thuộc địa lần 2. Tầng lớp tư sản dân tộc cũng bị chèn ép nên đã liên kết với nông dân, thợ thủ công và tiều chủ đề đầu tranh giành quyền lợi cho giai cấp mình. Từ đó hình thành phong trào Minh Tân ở Nam Bộ song song với phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục ở Trung Bộ và Bắc Bộ. Ở Cần Giuộc, con em những gia đình thuộc tầng lớp trên được ăn học ở Sài Gòn đã chịu ảnh hưởng của phong trào này và trở về địa phương truyền bà tư tưởng dân chủ và tiến bộ, trong đó có ông Nguyễn An Ninh. Ông sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước. Cha ông là cụ Nguyễn An Khương - một giáo viên từng dạy học ở Cần Giuộc nhiều năm và cưới vợ ở làng Long Thượng Nguyễn An Ninh trải qua thời thơ ấu ở quê mẹ, lớn lên ông lập gia đình với 1 thiếu nữ ở làng Phước Lại nên ông rất gần bỏ với đất Cần Giuộc. Năm 1922, sau thời gian du học ở Pháp, Nguyễn An Ninh về nước, bắt đầu sự nghiệp hoạt động cách mạng băng những buổi diễn thuyết đã kích chính sách ngu dân và bóc lột bằng thuế khóa của chính quyền thuộc địa. Ông lập Hội Khuyến học, có trụ sở ở Gò Đen, ra tờ báo Tiếng chuông rẻ có tư tưởng chống Pháp và trực tiếp đi phát hành. Năm 1926, ông cùng với Nguyễn Văn Tạo (người Phước Lợi - Bến Lức) lập tổ chức Thanh niên cao vọng đăng để tập hợp và giác ngộ những người yêu nước mà nhân dân thường gọi là lôi kin Nguyễn An Ninh. Vào những năm 1926-1928, phong trào Hội kin Nguyễn An Ninh phát triển mạnh ở Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa, Trung Quận, tỉnh lị Tân An. Ông đã đi khắp các thôn xóm làm thợ hớt tóc, bản dầu cũ là để đi khắp nơi để tuyên truyền cổ động cho cuộc đấu tranh chống Pháp. Địa bản ông thường qua lại là khu vực Gò Đen, Bến Lức, Bình Chánh, Long Thượng, Phước Hậu. Trong thời gian này. Nguyễn An Ninh thường diễn thuyết ở Trong chốn đông người với đối tượng là tầng lớp trung lưu, tới thức tân học và một số tề làng có khuynh hưởng yêu nước. Nói thùng chính trong việc tuyên truyền của Nguyễn An Ninh là có và tình thân yêu nước, dân tộc, quyền tự do, bình đẳng và dân chủ, cả về cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga. Nguyễn An Ninh còn lây có bản đầu cũ là để công khai đi khắp hang cùng ngõ hẻm tuyên truyền, cổ động cho cách mạng.

Hoạt động của tổ chức Hội kín Nguyễn An Ninh đã thu hút được sự tham gia của một số thanh niên trí thức, các thân hảo nhân sĩ có tinh thần dân tộc, đồng thời khơi dậy tình thần yêu nước và ý chí đánh đuổi xâm lăng để giành độc lập dân tộc trong nhân dân. Lo ngại trước ảnh hưởng của phong trào Hội kín, vào tháng 3/1926, thực dân Pháp đã bắt Nguyễn An Ninh, kết án 2 năm tù và tước bỏ quyền tuyển cử. Mất đi người lãnh đạo, phong trào Hội kin Nguyễn An Ninh dẫn dân đi vào thoái tráo.

Nhìn chung, những phong trào đầu tranh chống Pháp ở Long Thượng tuy chưa mang lại kết quả rõ rệt nhưng đã mình chứng cho tỉnh thần yêu nước và ý chí quật cường của đất và người nơi đây. Với truyền thống yêu nước ấy, nhân dân Long Thượng đã nhanh chóng tập hợp dưới ngọn cờ Búa liềm để đầu tranh giành độc lập dân tộc ngay sau khi Đảng Cộng sản ra đời.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh